Thuât toán Prim tìm cây khung nhỏ nhất

Thuật toán Prim (Prim’s Algorithm)

This entry is part 13 of 16 in the series Cấu trúc dữ liệu

Thuật toán Prim (tiếng anh: Prim’s algorithm) là một thuật toán tham lam được dùng để tìm cây khung nhỏ nhất (Minimum Spanning Tree – MST) của một đồ thị liên thông có trọng số. Thuật toán được tìm ra vào năm 1975 và được đặt tên theo nhà nghiên cứu khoa học máy tính Robert C. Prim.

Một số thuật ngữ liên quan:

  • Spanning Tree : là cây khung của đồ thị liên thông và vô hướng, (Cho nên thuật toán này chỉ sử dụng cho đồ thị vô hướng).
  • Minimum Spanning Tree : là cây khung nhỏ nhất, (Có tổng trọng số của các cạnh là nhỏ nhất).

Ý tưởng thuật toán Prim

Thuật toán Prim sẽ bắt đầu bằng việc chọn ngẫu nhiên một đỉnh bất kì  và tiếp tục thêm các cạnh có trọng số nhỏ nhất cho đến khi có đủ tập hợp các đỉnh. Các bước để thực hiện:

  • Bước 1. Khởi tạo tập hợp đỉnh V rỗng, tập hợp cạnh E rỗng.
  • Bước 2. Chọn ngẫu nhiên 1 đỉnh và thêm vào tập hợp các đỉnh V.
  • Bước 3. Chọn 1 đỉnh chưa có trong tập V mà có kết nối với 1 đỉnh trong V, cạnh tạo từ 2 đỉnh đó phải là cạnh có trọng số nhỏ nhất và thêm vào tập hợp các cạnh E.
  • Bước 4. Lặp lại bước 3 cho đến khi cây khung hoàn thành (Cách nhận biết cây khung hoàn thành là tất cả các đỉnh của cây khung đều đã xuất hiện trong V), cây khung nhỏ nhất là cây khung được tạo từ tập các cạnh trong E.

Ví dụ của thuật toán Prim

Nếu bạn cảm thấy chưa hiểu rõ thì đừng lo chúng ta sẽ đi vào phần ví dụ và hình ảnh chắc chắn bạn sẽ cảm thấy dễ hiểu hơn đấy.

Hãy quan sát ví dụ với cây khung đầy đủ dưới đây.

Thuật toán Prim(Prim’s Algorithm)

  • Có đồ thị G=(V, E) Có V đỉnh và E cạnh.
  • Tập hợp các đỉnh của đồ thị V = {1, 2, 3, 4, 5, 6} (Viết tắt của vertex nghĩa là đỉnh).
  • Tập hợp các cạnh của E = {(1, 2), (1, 3), (1, 4), (2, 3), (2, 5), (3, 4), (3, 5), (3, 6), (4, 6), (5, 6)} (Viết tắt của edge nghĩa là cạnh).
  • Ta tạo ra 2 tập hợp U và T, U là tập hợp các đỉnh và T là tập hợp các cạnh tạo ra cây khung nhỏ nhất.
  • Ban đầu U={Ø} (rỗng) và T={Ø}.

Bước 1. Khởi tạo

  • Ta tạo ra 2 tập hợp U và T, U là tập hợp các đỉnh và T là tập hợp các cạnh tạo ra cây khung nhỏ nhất.
  • Ban đầu U={Ø} (rỗng) và T={Ø}.

Bước 2. Chọn 1 đỉnh ngẫu nhiên từ cây khung trên, ví dụ chúng ta chọn đỉnh 1. Sau bước này, ta có U={1} và T={Ø}.

Thuật toán Prim(Prim’s Algorithm)

Bước 3. Tìm tất cả các cạnh có 1 đỉnh ở trong U. Ở đây, ta sẽ tìm được cạnh (1, 3) do khoảng cách nhỏ nhất với giá trị là 1. Sau bước này ta có U={1, 3} và T={(1, 3)}.

Thuật toán Prim(Prim’s Algorithm)

Bước 4. Tương tự bước 3, ta đi tìm cạnh nhỏ nhất có 1 đỉnh trong U mà cạnh đó chưa có trong V. Kết quả là ta tìm ra cạnh (3, 6) với giá trị 4. Sau bước này ta có U={1, 3, 6} và T={(1, 3), (3, 6)}.

Thuật toán Prim(Prim’s Algorithm)

Bước 5. Do tập U mới chỉ có 3/6 đỉnh, ta tiếp tục đi tìm cạnh nhỏ nhất chưa khám phá mà 1 đỉnh của nó trong U. Kết quả là ta tìm được cạnh (6, 4). Bây giờ U={1, 3, 6, 4} và T={(1, 3), (3, 6), (6, 4)}.

Thuật toán Prim(Prim’s Algorithm)

Bước 6. Do tập U mới chỉ có 4/6 đỉnh, tiếp tục tìm cạnh nhỏ nhất chưa có trong T mà 1 đỉnh của nó trong U. Ta tìm được cạnh (3,2) với giá trị 5. Sau buớc này U={1, 3, 6, 4, 2} và T={(1, 3), (3, 6), (6, 4), (3, 2)}.

Thuật toán Prim(Prim’s Algorithm)

Bước 7. Do tập U mới chỉ có 5/6 đỉnh, tiếp tục tìm cạnh nhỏ nhất chưa có trong T mà 1 đỉnh của nó trong U. Ta tìm được cạnh (2, 5) với giá trị 3. Lúc này tập U đã có 6/6 đỉnh nên thuật toán kết thúc.

Thuật toán Prim(Prim’s Algorithm)
Cây khung nhỏ nhất mà chúng ta tìm được bằng thuật toán Prim.

Hình ảnh động dưới đây mô phỏng lại quá trình tìm kiếm cây khung nhỏ nhất cho ví dụ từng bước ở trên:

Thuật toán Prim(Prim’s Algorithm)

Sau khi áp dụng xong thuật toán Prim, ta có U={1, 3, 6, 4, 2, 5} và T={(1, 3), (3, 6), (6, 4), (3, 2), (2, 5)}.

  • Tập hợp các cạnh T={(1, 3), (3, 6), (6, 4), (3, 2), (2, 5)} tạo thành cây khung có tổng trọng số nhỏ nhất. Tổng trọng số của cây khung nhỏ nhất là:1 + 4 + 2 + 5 + 3 = 15

 

 

Thuật toán Prim(Prim’s Algorithm)
So sánh 2 cây khung (ban đầu, bên trái) và cây khung nhỏ nhất tìm được bằng thuật toán Prim (bên phải).

Code giải thuật Prim

Dưới đây là hàm chính thực thi giải thuật Prim biểu diễn đồ thi bằng ma trận kề, đi kèm với hướng dẫn bằng comment.

Full code thuật toán Prim

Dữ liệu vào:

6
0 6 1 5 0 0
6 0 5 0 3 0
1 5 0 5 6 4
5 0 5 0 0 2
0 3 6 0 0 6
0 0 4 2 6 0

Lưu ý:

  • Một số giáo trình hay một vài nơi sẽ ghi số 0 thành kí hiệu vô cùng.
  • Khi tạo file .txt thì nên bỏ chung cùng thư mục với bài làm để tránh sai sót không đáng có.

Kết quả thực thi của code theo ví dụ đầu vào phía trên:

Độ phức tạp thuật toán

Cấu trúc dữ liệu tìm cạnh có trọng số nhỏ nhất Độ phức tạp
Tìm kiếm trên ma trận kề O(V2)
Đống nhị phân và danh sách kề O((V + E) log V) = O(E log V)
Đống Fibonacci và danh sách kề O(E + V log V)

Code cài đặt phía trên đang sử dụng tìm kiếm trên ma trận kề có độ phức tạp là O(V2). Bạn cũng có thể cài đặt lại thuật toán Prim sử dụng danh sách kề.

Ứng dụng của cây khung nhỏ nhất

Với bài toán tìm cây khung nhỏ nhất, chúng ta có thể áp dụng để giải quyết & tối ưu rất nhiều bài toán trong thực tế. Ví dụ với bài toán lắp đặt hệ thống mạng cho 1 trường học:

  • Tất cả các phòng cần có kết nối internet.
  • Biết trước khoảng cách giữa 2 phòng bất kỳ
  • Bài toán: Làm sao lắp đặt hệ thống mạng cho trường học này với chi phí tối thiếu (giả sử chi phí tỉ lệ thuận với khoảng cách).

Trên đây là nội dung bài viết về thuật toán Prim đi kèm code sử dụng ngôn ngữ C. Trong quá trình viết khó tránh khỏi sai sót , nếu có thắc mắc hay góp ý thì hãy bình luận bên dưới hoặc qua nhóm Lập Trình Không Khó để giải đáp thêm các thắc mắc các bạn vướng phải trong quá trình tìm hiểu.

Similar Posts

Subscribe
Notify of
guest
2 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments