chuẩn hóa xâu trong c
|

Bài 11.2 Các phương thức chuẩn hóa xâu trong C#

This entry is part 15 of 21 in the series Khóa học C# cơ bản

Chuẩn hóa xâu làm một việc làm tất yếu trong lập trình. Vì vậy trong bài viết này, mình sẽ liệt kê các phương thức để chuẩn hóa xâu trong C#. Chi tiết về các phương thức này mình sẽ trình bày ngay sau đây.

Các phương thức dùng để chuẩn hóa xâu ký tự

Phương thức Replace

Dịch từ tiếng anh ra “replace” có nghĩa là thay thế, vì vậy nó cũng là tên một phương thức để có thể thay thế các ký tự của một chuỗi ký tự trong C#. Cú pháp sử dụng phương thức Replace này như sau:

Lưu ý: <chuỗi ký tự> là giá trị kiểu string được đặt nằm trong cặp nháy kép "" còn <ký tự bị thay thế><ký tự thay thế> là 2 giá trị kiểu ký tự được đặt trong cặp nháy đơn ''.

Phương này này trả về một chuỗi ký tự mới sau khi đã thay đổi tất cả các ký tự ở ô <ký tự bị thay thế> xuất hiện trong chuỗi ký tự thành <ký tự thay thế>.

Ví dụ về phương thức Replace:

Chương trình này cho ra kết quả:

Nhìn vào chương trình có thể thấy giá trị của chuỗi ký tự a sau khi mình sử dụng phương thức Replace nhằm thay thế tất cả các ký tự mang dấu cách thành ký tự '_' các bạn có thể dễ dàng nhìn thấy ở kết quả của chương trình.

Phương thức Remove

Phương thức này ngược lại với phương thức Substring. Thay vì lấy ra chuỗi ký tự con từ vị trí x tới y ký tự tiếp theo thì ở đây phương thức Remove sẽ loại bỏ chuỗi ký tự từ vị trí x tới y ký tự tiếp theo sao đó trả về một chuỗi mới sau khi thực hiện phương thức. Cú pháp sử dụng như sau:

Ví dụ cho phương thức này:

Chương trình cho ra kết quả:

Dễ dàng thấy rằng phương thức đã loại bỏ hoàn toàn các ký tự từ vị trí số 9 tới 5 ký tự tiếp theo.

Phương thức IndexOf và LastIndexOf

Phương thức IndexOf được sử dụng để tìm kiếm một vị trí của chuỗi ký tự được đưa vào bên trong nó. Phương thức này trả về một số nguyên là vị trí của chuỗi ký tự cần tìm, ngược lại trong trường hợp không tìm thấy chuỗi ký tự đó phương thức trả về kết quả là -1. Cú pháp sử dụng như sau:

Ví dụ sử dụng phương thức IndexOf:

Chương trình này cho ra kết quả:

Khi mình tìm vị trí của từ "Lap" qua phương thức IndexOf thì chương trình cho ra kết quả là 0 vì từ này nằm ở vị trí đầu tiên trong chuối ký tự nên vị trí đầu tiên phải là 0. Tiếp theo đó. Mình tìm kiếm chữ "Hieu" trong chuỗi ký tự a nhưng chương trình cho ra kết quả -1 vì không tìm thấy từ "Hieu" nào trong chuỗi ký tự trên.

Tương tự như vậy đối với phương thức LastIndexOf. Phương thức này sẽ trả về vị trí cuối cùng mà chuỗi ký tự hay ký tự cần tìm kiếm xuất hiện trong chuỗi ký tự cần tìm kiếm. Cú pháp y hệt như phương thức IndexOf:

Các bạn hãy thử tự thực hành với phương thức này nhé !

Phương thức ToUpper và ToLower

Nghe tên cũng biết 2 phương thức này để làm gì. Hai phương thức này lần lượt được dùng để chuyển chuỗi ký tự thành dạng viết hoa và chuyển chuỗi ký tự thành dạng viết thường. Cú pháp sử dụng như sau:

Ví dụ về 2 phương thức này:

Chương trình cho ra kết quả:

Chúng ta hoàn toàn có thể nhìn thấy các chuỗi ký tự khi dùng 2 phương thức trên tạo ra một chuỗi ký tự chỉ viết thường và một chuỗi ký tự chỉ viết hoa.

Phương thức Trim

Phương thức này nghe tên thì có vẻ đen tối. Nhưng thực ra phương thức này giúp các bạn có thể đỡ tốn công viết hàm loại bỏ các dấu cách thừa ở đầu và ở cuối của một chuỗi ký tự. Cú pháp cụ thể như sau:

Phương thức này không quá khó để các bạn có thể tự thực hành đúng không nào ?

Chuẩn hóa xâu ký tự trong C#

Chuẩn hóa xâu (chuỗi ký tự) là một việc làm cần thiết trong việc lập trình khi bạn làm việc với dữ liệu người dùng, giả sử nhỡ người dùng viết sai kiểu tên mà bạn cần. Dưới đây là chương trình dùng để chuẩn hóa xâu ký tự trong C#. Đối với từng đoạn code mình đã cố gắng comment lại cho các bạn dễ hiểu hơn.

Giả sử chúng ta nhập vào chương trình chuỗi "    ngUYen vAn HieU      " thì chương trình cho ra kết quả:

Tổng kết

Như vậy là trong 2 bài mình đã trình bày cho các bạn hầu hết tất cả các phương thức của lớp String trong C#. Sang bài học tiếp theo cũng là chương mới trong khóa học chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu về hàm trong C#. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Hãy tiếp tục đồng hành cùng Lập trình không khó trong các bài viết tiếp theo nhé !

(ngoài ra các bạn cũng có thể thử sức với các bài tập sau đây)

Similar Posts

Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments