kết nối đến cơ sở dữ liệu

Cách kết nối đến cơ sở dữ liệu mysql trong java

Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách kết nối đến cơ sở dữ liệu mysql dùng JDBC trong java.

Nếu bạn đang tìm kiếm một khóa học lập trình Java cho riêng mình, bạn có thể tham khảo khảo học Java cơ bản miễn phí tại đây hoặc Khóa học lập trình Java đầy đủ tại đây.

Kết nối đến cơ sở dữ liệu dùng JDBC

JDBC (Java Database Connectivity) là một API tiêu chuẩn dùng để tương tác với các loại cơ sở dữ liệu quan hệ. JDBC có một tập hợp các class và các Interface dùng cho ứng dụng Java có thể nói chuyện với các cơ sở dữ liệu.

Cách sử dụng JDBC kết nối đến cơ sở dữ liệu

Tạo cơ sở dữ liệu

Đầu tiên các bạn mở MySQL Workbench ( hoặc mysqladmin) để tạo một cơ sở dữ liệu tên là jdbc_db. Trong cơ sở dữ liệu jdbc_db mình sẽ tạo một table sanpham có các trường như sau:

  • MaSP: Mã của sản phẩm, đây là khóa chính của bảng.
  • TenSP: Tên của sản phẩm.
  • Gia: Giá của sản phẩm ( lưu ý giá của sản phẩm thì phải lớn hơn hoặc bằng 0).
  • MoTa: Mô tả chi tiết về thông tin của sản phẩm.

Dưới đây là đoạn mã mình dùng để tạo database và table các bạn tham khảo :

Sau đó mình sẽ chèn thêm một số dữ liệu như sau:

Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách kết nối đến cơ sở dữ liệu mysql dùng JDBC trong java.
Kết nối đến cơ sở dữ liệu

Tạo một class SanPham

Dựa vào các trường ở table sanpham thì chúng ta có thể tạo một class SanPham có các thuộc tính như sau:

  • MaSP: String
  • TenSP: String
  • Gia: int
  • MoTa: String

Dưới đây là code của class SanPham

 

Sử dụng JDBC để kết nối cơ sở dữ liệu

Dưới đây có điểm bạn cần lưu ý :

  • DB_NAME: Là tên database của bạn, nếu bạn tạo tên khác với của mình thì phải sửa lại cho đúng.
  • DB_URL: Nếu bạn chạy MySQL ở port khác 3306 thì phải đổi lại cho đúng.
  • USER_NAME: Tên user bạn đăng nhập vào mysql.
  • PASSWORD: Password của user.

Mặc định thì mysql có một user là root với mật khẩu là rỗng.

 

Sau khi chạy chương trình ta có kết quả như sau:

Kết nối cơ sở dữ liệu
Kết quả sau khi chạy chương trình

Bài viết tiếp theo mình sẽ hướng dẫn các bạn một số thao tác cơ bản với JDBC như insert, delete…Mình xin kết thúc tại đây. Cám ơn các bạn đã theo dõi !

Similar Posts

Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments