cấu trúc rẽ nhánh if else trong c
|

Bài 3. Biến và hằng trong C#

This entry is part 4 of 21 in the series Khóa học C# cơ bản

Đây là bài mở đầu chương 2 “Các kiến thức cơ bản trong C#”. Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề cốt lõi của lập trình, đó là biến và hằng trong C#. Trong giới hạn bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách khai báo một biến, một hằng, gán giá trị cho biến trong ngôn ngữ lập trình C#.

Biến trong C#

Biến trong mọi ngôn ngữ lập trình là cần phải có, chúng được sử dụng để lưu trữ các giá trị trả về từ các hàm, lưu trữ giá trị của các biểu thức phép tính, và đặc biệt là được sử dụng để lưu trữ giá trị của người dùng nhập vào, xuất ra từ chính biến đó.

Cách khai báo một biến trong C#

Để có thể khai báo một biến trong C# ta sử dụng như sau

Lưu ý phần trong ngoặc [] có thể là không có, tức là có thể có có thể không.

Một số ví dụ cho việc khai báo biến trong C#.

Ở trong ví dụ trên chúng ta đã khai báo một biến a có kiểu là int (kiểu số nguyên) và không có giá trị khởi tạo. Tiếp theo đó, chúng ta khai báo với biến b có kiểu int với giá trị khởi tạo bằng 10. Biến s có kiểu string (kiểu chuỗi) và giá trị khởi tạo là chuỗi Lap trinh khong kho. Tương tự như vậy với biến d có kiểu double (kiểu số thực) với giá trị khởi tạo là 7.10

Một ví dụ khác về khai báo nhiều biến có cùng kiểu dữ liệu trong C#

Ở ví dụ này, chúng ta đã khai báo 4 biến là a, b, c, d có cùng kiểu là int (kiểu số nguyên). Nhưng lần này chúng ta đều khai báo nó trên 1 dòng với dấu , phân cách. Điều này giúp chúng ta hạn chế viết code quá dài vì khai báo nhiều biến có cùng kiểu dữ liệu mà mỗi biến trên 1 dòng như sau:

Như bạn có thể thấy, 2 đoạn code này đều được sử dụng với mục đích giống nhau là khai báo 4 biến a, b, c, d cùng kiểu int với biến bc đều có giá trị khởi tạo lần lượt là 107. Cách làm trước đó cho chúng ta rút gọn đi 3 dòng so với cách khai báo này.

Hằng trong C#

Phần trước, chúng ta đã nói về tầm quan trọng của biến trong mỗi ngôn ngữ lập trình và cách khai báo nó trong ngôn ngữ lập trình C#. Nhưng mà khi chúng ta muốn sử dụng một biến lưu trữ giá trị mà biến đó không thể thay đổi giá trị thêm một lần nữa, để lưu trữ lại các giá trị khoa học hay bất cứ giá trị nào không thể thay đổi hay không. Và từ đó từ khóa const sử dụng để khai báo hằng ra đời.

Cách khai báo hằng trong C#

Để có thể khai báo hằng trong C# chúng ta sử dụng cú pháp như sau:

Một số ví dụ về khai báo hằng trong C#:

Trong ví dụ này chúng ta đã lần lượt khai báo 3 biến hằng mxN, pi, s 3 giá trị này chỉ mang giá trị lần lượt là 15, 3.14The luon lap trinh khong kho. 3 biến hằng này sẽ không thể thay đổi giá trị trong suốt quá trình chương trình thực thi.

Tương tự như vấn đề của biến kể trên, giờ chúng ta muốn khai báo nhiều hằng mà có cùng kiểu giá trị thì sao ? Chúng ta sử dụng dấu , để phân tách giữa các khai báo.

Ví dụ trên, chúng ta đã khai báo 3 hằng a, b, c có cùng kiểu là int với các giá trị hằng lần lượt là 7, 810. Điều này có tác dụng khi chúng ta phải khai báo nhiều hằng có cùng kiểu dữ liệu giúp chúng ta rút ngắn được các dòng code và trông code cũng sẽ dễ đọc hơn.

Vì một hằng không thể thay đổi giá trị nên khi chúng ta cố gắng thay đổi giá trị của nó chương trình sẽ báo lỗi. Ví dụ đoạn code khi chúng ta cố gắng thay đổi giá trị của một hằng như sau:

Khi chạy chương trình ví dụ này, trình biên địch sẽ báo lỗi cho chúng ta như sau:

Lỗi này nói với chúng ta rằng câu lệnh gán thì phía bên trái sẽ phải là một biến hoặc một property, hoặc một indexer chứ không phải là một hằng.

Ngoài ra các bạn có thể đọc thêm về từ khóa const trên trang chủ của Microsoft tại đây.

Tổng kết

Cuối bài mình sẽ có một bảng tổng kết lại cách khai báo biến, và hằng như sau:

Cách khai báo Yêu cầu giá trị khởi tạo
Biến <kiểu dữ liệu> <tên biến> [= <giá trị>]; Không bắt buộc
Hằng const <tên kiểu> <tên biến> = <giá trị>; Bắt buộc

 

Mặt khác còn một kiểu khai báo khác là kiểu khai báo dạng readonly (chỉ đọc) nhưng nó sẽ không được trình bày ở đây.

Có lẽ sẽ có nhiều bạn ở đây thắc mắc, kiểu int là kiểu gì phạm vi ra sao, kiểu chuỗi là như thế nào. Trong C# có các kiểu dữ liệu nào thì phần này mình sẽ trình bày ở bài học sau. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết. Hãy tiếp tục ủng hộ Lập trình không khó trong các bài viết tiếp theo nhé !

Similar Posts

Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments